Chi tiêu quá nhiều không phải là vấn đề. Vấn đề là tiêu sai mục đích và sai thời điểm.
Các doanh chủ từng biết và nghe nhiều về nghệ thuật quản lý tiền bạc, nhưng có một quy tắc dù nhắc đi nhắc lại cũng không bao giờ thừa. Đó là: dùng công quỹ như đang dùng ngân sách riêng của bạn.
Các doanh nhân thường chỉ tập trung vào việc bảo toàn mức tiền chi trả cuộc sống mà ít khi nghĩ đến biện pháp mở rộng đầu tư. Bởi vậy, các khoản chi phí lớn hay đơn cử là mức lương kếch xù trên thị trường tài chính hầu như là không có. Tuy nhiên, chi tiêu quá nhiều không phải là vấn đề to tát, chi tiêu không chính đáng và không đúng lúc mới là điều đáng bàn.
Dưới đây sẽ liệt kê những cách mà các doanh nghiệp thường tính toán sai lầm:
1. Đầu tư ồ ạt trong thời gian ngắn
Nếu chưa có sản phẩm, đừng vội vàng đầu tư quá nhiều thứ không cần thiết mà hãy lấy “tập trung phát triển sản phẩm” làm phương châm chiến lược.
2. Không mở rộng đầu tư
Khi mọi thứ đã vào guồng, việc mở rộng kinh doanh và tăng cường tiếp thị để đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng là điều thực sự cần thiết. Bên cạnh đó, đôi khi doanh nghiệp cũng cần mạnh tay trong việc xây dựng hệ thống và kết cấu cơ sở hạ tầng.
Maynard Webb - một nhà quản lý thuộc công ty kinh doanh tài chính toàn cầu kể lại kinh nghiệm của mình khi ông còn làm ở tập đoàn thương mại điện tử eBay:
“Tôi đã học được điều này tại eBay khi chúng tôi phải lên kế hoạch cho hoạt động kinh doanh quốc tế của chúng tôi - vốn là việc sẽ phải bỏ ra nhiều tiền. Nếu so với việc chỉ mở rộng thị trường Bắc Mỹ, nơi chúng tôi đã kinh doanh ổn định và có lợi nhuận, đây là một quyết định khó khăn.
Nhưng cuối cùng chúng tôi đã “đặt cược” vào kế hoạch kinh doanh quốc tế, bởi vì chúng tôi biết chúng tôi phải trở thành một công ty toàn cầu. Quyết định lớn này - mở rộng thị trường quốc tế - sau đó đã mang lại cho chúng tôi hơn 50% doanh thu, và điều quan trọng là chúng tôi đã là một công ty lớn hơn - một công ty toàn cầu”.
3. Vội vàng tuyển dụng đội ngũ kinh doanh
Nếu đang trong quá trình “thai nghén” sản phẩm, thì việc tuyển dụng đội ngũ kinh doanh quá đông trước khi xây dựng được sản phẩm là một hành động sai lầm. Salesforce là một ví dụ điển hình của chiến lược này, thời gian đầu họ chỉ tập trung nguồn lực vào việc phát triển sản phẩm, và thay vì đầu tư cho việc thuê nhân viên bán hàng, họ - cả nhà sáng lập và nhân viên Salesforce - giới thiệu dịch vụ của mình tại bất cứ nơi nào họ đến, kể cả trong khi chờ xếp hàng tại siêu thị.
4. Dồn sức xây dựng bộ máy hành chính quá sớm
Việc xây dựng các ban tài chính hoặc nhân sự quá sớm không phải là điều khôn ngoan. Ban đầu, nên thuê những vị trí cần thiết từ bên ngoài.
5. Trả lương đầy đủ
Đề xuất những mức lương hậu hĩnh ngay lúc đầu đúng là một cách lấy xăng đốt tiền. Ở giai đoạn khởi nghiệp, mỗi người nên chấp nhận thử thách, và phần thưởng cho điều đó nên là sự kết hợp giữa tiền lương và quyền lợi. Một khi hoạt động kinh doanh thành công thì quyền lợi đạt được sẽ còn có giá trị cao hơn gấp nhiều lần tiền mặt.
6. Không tận dụng các nguồn lực sẵn có
Nếu cần sự giúp đỡ, hãy huy động ban cố vấn và hội đồng quản trị của doanh nghiệp. Đừng nghĩ rằng các thành viên hội đồng quản trị chỉ là những đối tượng để đi tư vấn người khác, hãy để họ làm việc. Các doanh nhân giỏi sẽ biết cách khai thác mạng lưới của mình và chẳng hề ngần ngại khi tham khảo ý kiến hay đề đạt lời giới thiệu.
7. Lãng phí thời gian
Vốn đầu tư không chỉ là tiền mà còn là thời gian. Quản lý thời gian giỏi cũng là kỹ năng cực kỳ quan trọng. Bạn phải làm càng nhiều việc càng tốt trong một ngày, một tuần, một tháng, rồi cả một năm. Tận dụng triệt để quỹ thời gian bạn có là một bảo bối trong chiến lược của mỗi nhà đầu tư.
Đó là tất cả các nguyên tắc trọng yếu để rạch ròi điều gì nên và không nên làm. Tuy nhiên, đối với những trường hợp khi đã mắc phải sai lầm trước đó, bạn phải xử lý ra sao? Trước hết, phải thay đổi thói quen phân bổ thời gian và tiền bạc để kéo dài cuộc sống của chính mình. Bạn nên chủ động trong việc kiểm soát lượng tiền mình tiêu mỗi tháng và quãng thời gian để sống sẽ còn lại là bao nhiêu. Đây chính là hiện thực lạnh lùng trong công tác quản lý của mỗi doanh nghiệp.
Chẳng hạn như trong đời sống kinh tế từ nay về sau, nếu bạn không thể chi trả cho những hóa đơn của mình, bạn sẽ phải tìm cách chi tiêu ít hơn hoặc là phải kiếm được nhiều hơn.
Quản lý tiền sao cho hiệu quả một quá trình không bao giờ có điểm dừng của mọi doanh nghiệp. Sẽ có lúc bạn cần tiết kiệm và sẽ có khi bạn cần đầu tư để thúc đẩy tăng trưởng đồng thời nắm bắt cơ hội thị trường. Nâng cao trình độ quản lý để nhận thức được hành động nào nên được làm vào thời điểm nào cho phù hợp chính là biện pháp khiến mảnh đất lợi nhuận “nở hoa”.
Nguồn: Doanh nhân Sài Gòn