Có 4 thứ trên đời, đến chết cũng không được phép tham lam, càng tranh cướp càng nghèo khó!

Có 4 thứ trên đời, đến chết cũng không được phép tham lam, càng tranh cướp càng nghèo khó!

Lòng người là nơi có thể cất giấu dục vọng vô hạn nhưng có những loại tham lam phải "bóp chết" ngay từ trong trứng.

Ngay từ khi mới được sinh ra, có được sự yêu thương của cha mẹ, chúng ta đã học được cách đòi hỏi những thứ mình mong muốn như đồ chơi, bánh kẹo... Loại dục vọng này luôn nảy mầm và phát triển theo năm tháng.

Sau 10 năm, 20 năm, thậm chí là nửa đời người, chúng ta đều không ngừng nỗ lực vừa cố gắng thỏa mãn nhu cầu của bản thân, vừa đấu tranh với dục vọng và sự tham lam trong lòng.

Về cơ bản, hầu hết mọi người sinh ra đều có trong lòng năm loại dục vọng nhất định, đó chính là: mắt tham sắc đẹp, mũi tham hương thơm, tai tham lời hay, lưỡi tham vị ngon và cơ thể tham hưởng thụ sự thoải mái.

Vốn dĩ phương diện sinh hoạt cơ bản của chúng ta như ăn, mặc, ở, đi lại đều không cần yêu cầu quá nhiều cũng đạt được một mức thỏa mãn nhất định nhưng vì dục vọng không đáy, chúng ta vẫn tiếp tục tìm mọi cách thay đổi hiện trạng, hướng tới những gì tốt đẹp hơn.

Ví dụ như người có được xe máy thì muốn mua thêm ô tô, người có được nhà riêng thì lại muốn sở hữu cả biệt thự, có ăn có mặc nhưng vẫn muốn ăn sung mặc sướng tốt hơn...

Chính vì lòng tham là không đáy, một người không thể đấu tranh được với bản thân thì khó lòng đấu tranh được với cả cuộc đời.

Do đó, muốn là một người đàn ông bản lĩnh và thành công, chúng ta phải tránh xa bốn điều tuyệt đối không được tham lam, không để dục vọng biến thành ma quỷ, ăn mòn lý trí của chính mình.

1. Không tham lam những loại tiền tài bất chính

Tham lam sẽ là đèn đường chỉ dẫn cho dục vọng, chỉ có nhân tính mới là ngọn hải đăng dẫn dắt lý trí và tinh thần. Những loại tiền tài bất chính có được theo con đường xấu xa thì cũng chỉ mang đến những vận hạn xấu xa cho người đó. Đối với loại tài chính này, chúng ta phải hết sức đề cao cảnh giác chứ không được ham mê lợi ích nhất thời mà đánh mất tương lai.

Tục ngữ có câu: "Của thiên trả địa", chúng ta hưởng thụ cuộc sống sung túc, xa xỉ bằng số lượng tiền tài không thuộc về mình thì sớm muộn cũng phải trả lại gấp nhiều lần.

2. Không tham lam dục vọng ngoài giá thú

Sắc và dục là nhu cầu và dục vọng tồn tại trong bản năng của mỗi con người. Chúng ta cần phải thỏa mãn những nhu cầu ấy trong điều kiện tuân thủ nguyên tắc và lẽ sống của xã hội. Nhưng nếu tham lam những thứ không thuộc về mình, chúng ta sẽ tự đẩy bản thân vào bước đường hủy diệt.

Nếu là người đã có gia đình và hôn phối, đã có bạn đời được pháp luật công nhận và bảo vệ, cho dù tình cảm hai bên dần dần trở nên lạnh nhạt, không còn mãnh liệt như xưa, chúng ta cũng tuyệt đối không được phép làm ra những hành động ngoại tình, sinh con ngoài giá thú. Một loại tình cảm không được xây dựng trên giá trị đạo đức thì nhất định sẽ đem đến những tai họa khó có thể bỏ qua.

3. Không tham lam những lời đường mật ngọt ngào

Nhà văn Khương Nhung nổi tiếng của Trung Quốc, tác giả cuốn sách được chuyển thể thành phim "Wolf Totem", đã từng nói: "Chúng ta tàn nhẫn nhưng chúng ta không thể quá nghiêm khắc. Chúng ta tham lam nhưng chúng ta không được quên sự bao dung."

Lời hay ý đẹp, ai nghe mà không thích nhưng vô hình chung, đó cũng có thể trở thành một loại thuốc độc ăn mòn năng lực và lý trí của chính mình. Giống như mật ngọt chết ruồi, chúng ta phải hết sức tỉnh táo để không bao giờ phụ thuộc hay chìm đắm trong những lời tâng bốc, nịnh hót của kẻ xung quanh.

Chỉ có giữ vững lý trí của mình, chúng ta mới có thể không ngừng tự suy xét về bản thân, nhận rõ những ưu - khuyết điểm để từ đó không ngừng điều chỉnh. Vừa nghiêm khắc, vừa khoan dung với chính mình mới là con đường đúng đắn để phát triển xa hơn.

4. Không tham lam cuộc sống không thuộc về mình

Benjamin Franklin có câu: "The discontented man finds no easy chair", nghĩ là "người bất mãn khó tìm được ghế dễ ngồi". Câu này có thể hiểu như sau: Với những kẻ không bao giờ biết đủ, luôn thấy bất mãn thì chiếc ghế nào cũng không thể thỏa mãn họ.

Xã hội nào cũng tồn tại sự chênh lệch nhất định giữa giàu và nghèo. Ở nơi nào cũng xuất hiện những con người ganh tỵ với cuộc sống giàu có.

Họ thường nhìn vào thói quen chi tiêu xa xỉ của những người xung quanh rồi so sánh, nảy sinh bất mãn với hiện tại của chính mình. Một khi sinh ra suy nghĩ tham lam với những thứ không thuộc về mình, đây chính là thời điểm xuất hiện tín hiệu nguy hiểm đối với bản thân.

Nếu chúng ta có đủ năng lực, hoàn toàn có thể tự xây dựng tài sản và nâng cao chất lượng cuộc sống cho chính mình. Nhưng nếu không có khả năng thực hiện được điều đấy, sự tham lam chỉ khiến tâm lý chúng ta ngày một trở nên xấu xí, có thể gây ra những hành động sai trái và hậu quả khôn lường.

Theo: Trí thức trẻ

About Author