Thái độ “không phải việc của tôi” xuất hiện nhiều hơn nếu lãnh đạo không khuyến khích văn hóa tự chủ, hợp tác và minh bạch.
Trong lúc bạn đang bận rộn với công việc của mình thì đồng nghiệp nhắn hỏi, bạn có thể giúp họ hoàn thiện bài thuyết trình hay chuyển đổi dạng tài liệu giúp họ lần nữa không. Nhưng thay vì lịch sự từ chối, bạn đã hét lên: Đây không phải việc của tôi.
Chắc chắn bạn đã nói câu này 1, 2 lần rồi và thấy nó chẳng có gì xấu. Tuy nhiên, nói với đồng nghiệp rằng một công việc không phải trách nhiệm của bạn có thể gây ra một số bất lợi trong công việc. Thái độ “không phải việc của tôi” là một trong năm thói quen phổ biến gây cản trở sự nghiệp. Theo nghiên cứu của VitalSmarts thì 97% nhân viên thường xuyên phạm ít nhất một thói quen xấu trong đó.
Đừng bao giờ giả đinh ai đó sẽ là người giải quyết vấn đề. Tôi sẽ kể cho bạn nghe câu chuyện về 4 người tên Mọi Người, Ai Đó, Bất Kỳ Ai và Không Một Ai:
Có một nhiệm vụ rất quan trọng và Mọi Người chắc chắn rằng Ai đó sẽ làm nó. Bất Kỳ Ai cũng có thể làm việc này nhưng Không Một Ai làm nó. Ai Đó nổi giận vì nghĩ đó là công việc của Mọi Người. Mọi Người nghĩ rằng Bất Kỳ Ai cũng có thể làm nhưng Không Một Ai nhận ra rằng Mọi Người sẽ không làm. Cuối cùng thì Mọi Người đổ lỗi cho Ai Đó khi mà Không Một Ai làm việc mà Bất Kỳ Ai cũng có thể làm.
Rõ ràng với câu chuyện và cách làm trên, mọi người đều thấy khó chịu. Vậy nguyên nhân rủi ro của thái độ này là gì?
– Bạn không gắn bó với công việc: Bạn chẳng hề cô đơn đâu. Từ năm 2000 đến 2014, khi Gallup theo dõi mức độ nghỉ việc của lao động Mỹ thì phát hiện ra rằng chỉ có 31,5% nhân viên gắn bó với công việc. Khi bạn cảm thấy ngày làm việc của mình quá buồn tẻ, có thể bạn đang chán nản với công việc. Lúc này bạn nên thảo luận về sự thay đổi với sếp mình hoặc tìm một vị trí mới.
– Bạn có quá nhiều việc: Bạn gắt gỏng với đồng nghiệp khi họ nhờ vả bởi vì bạn cũng đang quá tải. Công việc quá nhiều khiến bạn mệt mỏi. Đây cũng là vấn đề xảy ra với đa số nhân viên.
– Phân công công việc của bạn không rõ ràng: Theo nghiên cứu của Trường kinh doanh London, việc không rõ ràng về vai trò và nhiệm vụ trong công việc sẽ tác động xấu đến sự hợp tác và năng suất làm việc. Sự hợp tác được cải thiện khi vai trò của từng thành viên trong nhóm được xác định rõ ràng. Nói cách khác, khi biết chính xác mình cần làm gì thì bạn sẽ dễ giúp đỡ người khác hơn.
Thái độ “không phải việc của tôi” xuất hiện nhiều hơn nếu lãnh đạo không khuyến khích văn hóa tự chủ, hợp tác và minh bạch. Nếu cả nhóm ai cũng giữ bí mật về công việc, văn hóa doanh nghiệp chính là gốc rễ của vấn đề.
Nếu nhân viên trong công ty làm việc theo hiệu ứng tháp ủ, nó sẽ làm cản trở sự hợp tác và giảm tinh thần trách nhiệm. Ví dụ, bạn kỹ sư sẽ thoải mái khi báo cho nhóm marketing về lỗi đánh máy trên bài đăng Facebook. Và ngược lại: Nếu ai đó thấy lỗi trên ứng dụng mới cập nhật, họ sẽ liên hệ với đồng nghiệp để chia sẻ vấn đề này. Khẩu hiệu “Không có việc gì ở Facebook là việc của người khác” đã trở thành một phần văn hóa ở công ty này. Nhân viên của họ còn treo cả khẩu hiệu này tại bàn làm việc.
Tuy nhiên, đội khi bạn thực sự nhiều việc mà không hỗ trợ được đồng nghiệp, bạn không có ý nói: Đây không phải việc của tôi. Ý thực sự của bạn có lẽ là: “Xin lỗi, nhưng hiện mình đang có quá nhiều việc phải hoàn thành ngay nên không giúp bạn được”. Những phản ứng tiêu cực có thể khiến đồng nghiệp phật lòng và gây hậu quả xấu về sau. Vậy làm sao để từ chối một cách khéo léo?
– Từ chối một cách lịch sự: Bạn có thể nói “Tôi rất muốn tham gia vào việc này nhưng….” hay “Ước gì tôi có thể giúp bạn, nhưng….” và trình bày những lý do chính đáng của mình.
– Hãy cho mọi người biết khoảng thời gian trống mà bạn có thể hỗ trợ họ. Chú ý chia sẻ lịch trình và công việc để bạn không bị làm phiền khi đang quá bận rộn.
Nguồn: thế giới bản tin