LÃ BẤT VI - BÀI HỌC KINH DOANH TỪ THƯƠNG GIA ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ TRONG LỊCH SỬ: DÁM “BUÔN VUA”.

LÃ BẤT VI - BÀI HỌC KINH DOANH TỪ THƯƠNG GIA ĐỘC NHẤT VÔ NHỊ TRONG LỊCH SỬ: DÁM “BUÔN VUA”.

Tính trong muôn vàn nhà doanh nghiệp lỗi lạc, kể cả những người làm nên cách mạng công nghệ hay một tay đảo lộn thương trường, có lẽ cũng khó điểm được một nhà doanh nghiệp độc đáo, thành đạt như Lã Bất Vi.

Sinh trong thời loạn, điểm độc đáo nhất của Lã Bất Vi đó là ông nhìn thế sự không như các chính khách mà như một nhà DOANH NGHIỆP triệt để, một nhà ĐẦU TƯ hết sức thông minh. Ông thấy vương triều và lịch sử cũng như một món hàng, và đã là hàng hoá thì có thể buôn bán được.

Trung Quốc được rộng lớn như ngày nay là có cuộc cách mạng Canh Thìn năm 210 trước Công nguyên do Tần Thuỷ Hoàng lãnh đạo. Không có Tần Thuỷ Hoàng, đại lục lắm bè phái này không thể được thống nhất. Và sẽ không có Tần Thuỷ Hoàng nếu không có Lã Bất Vi, một thương nhân dám buôn vua bán chúa, chèo lái cả lịch sử.

Tương truyền, Tử Sở là con trai thứ 22 của An Quốc Quân nước Tần, bị đưa đi làm con tin nước Triệu từ thủa trẻ. Khi Lã Bất Vi buôn bán ở Hàm Đan nước Triệu, ông tình cờ gặp Tử Sở, liền nghĩ: “Món hàng quý lạ này có thể mua, bỏ ra một nghìn lượng vàng giúp người này về lại Tần, sẽ tạo được mối lợi lớn.”

Với tư duy 100% doanh nhân này, ông từng bước lấy lòng, mua chuộc ái phi được An Quốc Quan yêu thương nhất là Hoa Dương phu nhân, nhờ nàng đưa Tử Sở từ bậc thái tôn hạng bét cuối cùng leo lên ngôi vị thái tử. Đến đây Lã Bất Vi đã đạt được mục đích đầu tư ban đầu, và ông quyết định đi thêm một bước nữa, sâu hơn, rủi ro cao hơn, hi vọng thành công lớn hơn - dâng vợ thứ của mình là Chu Cơ cho Tử Sở dù nàng đang có thai. Tính rủi ro cao nằm ở chỗ: đứa trẻ hoặc có thể yểu mệnh, hoặc có sinh ra cũng chưa chắc là con trai, thiên hạ chưa chắc về tay họ Lã.

Chu Cơ không nói gì với Tử Sở, đến ngày, nàng quả thực sinh hạ con trai, đặt tên là Doanh Chính, cũng chính là Tần Thuỷ Hoàng sau này sẽ chót vót trên ngôi vua, người người kính sợ.

An Quốc Quân làm vua được một năm thì mất, Tử Sở nối ngôi, phong Lã Bất Vi làm thừa tướng, cấp đất thực ấp gồm mười vạn hộ. Sau đó ba năm, Doanh Chính lúc này mới 3 tuổi ngồi lên ngai vàng, tôn Lã Bất Vi làm trọng phụ, để ông làm tướng quốc, nắm hết thực quyền cai quản đất nước. Sau hằng năm trời đầu tư ròng rã, ông không những có quyền cao chức trọng mà còn vô cùng giàu có, tiền bạc nhiều đếm không xuể.

Bỏ ra một nghìn lượng vàng và một khoảng thời gian, Lã Bất Vi có cả đất nước rộng lớn, làm ông vua đứng sau ngai vàng. Trong lịch sử thế giới có lẽ chẳng mấy nhà đầu tư dám đi bước lớn đến vậy và thu được hiệu quả đến thế.

Bàn về bài học kinh doanh, đây là một thương vụ thành công hoàn hảo:
- Thấy một món hàng quý hiếm, lập tức bỏ vốn ra đầu tư tích trữ.
- Chủ động khơi mở thị trường, chọn đúng đối tác, khôn ngoan tạo tiền đề, chờ cơ hội rồi mới tung ra mặt hàng với mức giá cao.
- Theo đuổi mục đích ban đầu, khi đã nắm chắc phần thắng lại thấy thời cơ thắng lớn hơn, liền không ngần ngại đi thêm bước nữa.
- Dám đầu tư mạo hiểm, rủi ro cao thì lợi nhuận cũng theo đó tăng vọt.

Thử hỏi, nếu Lã Bất Vi không nhìn ra được cơ hội, không dám mạnh tay đầu tư lâu dài, ông có thể làm đến chức tướng quốc, dưới một người trên vạn người không? Ngày nay, liệu có mấy người dám làm và làm được như Lã Bất Vi?

Nguồn: Theo Anh Hùng Luận (Vương Tuệ Mẫn)

About Author