Nghỉ ngơi hợp lý không phải là cái cớ để bạn che đậy sự lười biếng. Lười biếng không phải là một lợi thế, mà là một thói quen xấu. Đứng trước cám dỗ của sự lười biếng, hãy cân nhắc lựa chọn giữa thời gian và tiền bạc, bởi vì cuộc sống này ngắn ngủi, tốt nhất là hãy nỗ lực làm việc đi.
Mọi người tôi biết dường như đang bận rộn. Khi họ không làm việc, hoặc làm những việc vô bổ, họ sẽ lo lắng và cảm thấy có lỗi.
Ngay cả những đứa trẻ ngày nay cũng là những người bận rộn và lịch học của chúng cũng dày đặc. Sáng đi học trường, chiều đi học thêm, tối đi học thêm ngoại ngữ, nhìn không khác gì chạy show. Đến tối trở về nhà, tưởng đâu là hết việc, chúng lại ăn vội bát cơm rồi lại ngồi vào bàn làm bài tập về nhà và soạn tập vở sáng mai lại tiếp tục. Mỗi ngày khi về đến nhà, chúng mệt mỏi như người lớn. Tất cả đều vì mong muốn tương lai mình sẽ tốt hơn. Nhưng không ít người lại sợ hãi, không biết tương lai mình sẽ ra sao. Dần dần, sự lo lắng lấn át mong muốn nỗ lực và nhiều người trong số đó trở nên hồi hộp và lo lắng.
Sự hồi hộp mang tính tập thể ngày nay là không cần thiết hoặc không thể tránh khỏi trong cuộc sống. Đó là kết quả của sự lựa chọn mà chúng ta đã hoạch định ra cho tương lai của mình. Cách đây không lâu, tôi đã nói chuyện với một người bạn qua Skype. Cô ấy rời New York vì tiền thuê nhà quá cao. Hiện giờ cô ấy đang đến thăm họ hàng ở một thị trấn nhỏ thuộc miền Nam nước Pháp.
Cô nói rằng lần đầu tiên trong đời, cô hạnh phúc và thoải mái đến như thế. Cô ấy nói rằng cảm giác hơi giống như đi học đại học bây giờ - với một nhóm bạn khá đông, mọi người tụ tập trong quán cà phê mỗi tối. Cô cũng có bạn trai ở Mỹ. Cô ấy từng buồn bã tóm tắt đời sống tình cảm của người dân New York rằng: Ở đây, ai ai cũng đều rất bận rộn, mọi người đều nghĩ rằng họ có thể làm thành công hơn.
Tôi đã từng không bận rộn chút nào. Hầu hết thời gian, tôi sẽ viết bài vào buổi sáng, đi xe đạp trong một thời gian dài vào buổi chiều và sau đó xử lý một số công việc. Vào buổi tối, tôi có thể gặp gỡ bạn bè, đọc sách hoặc xem phim. Đây dường như là một nhịp điệu hợp lý và dễ chịu. Nếu bạn gọi cho tôi, hãy hỏi xem tôi có thể bỏ công việc của mình không, hãy hỏi tôi có muốn đến quán trà sữa tám tí chuyện hay đi ăn lẩu. Tôi sẽ trả lời: "Khi nào chúng ta sẽ gặp nhau?"
Nhưng trong những tháng gần đây, tôi trở nên bận rộn do tính chất công việc. Tôi luôn bận rộn mặc dù có đôi lúc, tôi dành quá nhiều thời gian cho việc linh tinh, khiến ai nhìn vào cũng tưởng tôi bận. Lần đầu tiên trong đời, tôi căng mặt và nói với những người khác rằng tôi "quá bận" và không thể làm những gì họ muốn. Tôi hiểu lý do tại sao mọi người thích loại bận rộn này: nó khiến người khác cảm thấy rằng bạn làm chức vụ cao, bạn thành công, bạn có nhiều tiền hơn nên bạn mới bận bịu, bạn trở thành nhân vật quan trọng vì họ đang chờ câu trả lời của bạn.
Nhưng loại cảm giác này khiến bạn phải cố hoạt động để chứng tỏ bạn bận rộn. Thật không may, tôi thực sự ghét cảm giác bận rộn. Nhiều lúc, tôi muốn trốn đi đâu đó thật yên bình, tạm tránh né sự xô bồ của thành phố và những deadline luôn reo réo bên tai.
Cố tỏ ra mình bận rộn khác với một kỳ nghỉ rất nhiều. Kì nghỉ chính là sự nuông chiều bản thân, là việc làm không thể thiếu đối với não bộ, giống như tác dụng của vitamin D đối với cơ thể. Nhưng cố làm cho bản thân trở nên bận rộn, không cho bản thân quyền được nghỉ ngơi hợp lý, lúc nào cũng cắm đầu làm việc gần như 24/24, tâm trí của chúng ta sẽ bị hành hạ. Những quãng nghỉ ngắn cho chúng ta không gian và sự yên bình, điều cần thiết cho chúng ta, vì vậy chúng ta có thể lùi một bước khỏi cuộc sống, nhìn cuộc đời này một cách toàn diện hơn và khám phá những điều bất ngờ, chờ đợi những nguồn cảm hứng bất tận.
Ai cũng biết câu chuyện Archimedes hét lên "Eureka" nghĩa là tìm ra rồi khi ông đang thư giãn trong bồn tắm, hay định luật Newton của chính ông khi ông ngồi dưới gốc cây táo và bị trái táo rơi trúng đầu... Đó là hai trong số rất nhiều câu chuyện về cảm hứng có thể được tìm thấy trong khi nghỉ ngơi, nhàn rỗi của các nhà bác học đi trước, tất cả xuất hiện khi mọi người không làm gì, chỉ đang mơ mộng hay thư giãn.
Nếu mọi người đều trở nên lười biếng, thế giới có thể sẽ ngừng lại. Nhưng một cuộc sống lý tưởng là sự phân bố hợp lý giữa công việc, thời gian nghỉ ngơi của chính mình và sự học hỏi, khám phá thế giới vô tận. Sự lười biếng giống như một đứa trẻ đứng ngoài cửa sổ lớp học, thúc giục bạn tìm một cái cớ để chuồn ra khỏi lớp và đi chơi rất nhiều lần.
Nghỉ ngơi hợp lý không phải là cái cớ để bạn che đậy sự lười biếng. Lười biếng không phải là một lợi thế, mà là một thói quen xấu. Đứng trước cám dỗ của sự lười biếng, hãy cân nhắc lựa chọn giữa thời gian và tiền bạc, bởi vì cuộc sống này ngắn ngủi, tốt nhất là hãy nỗ lực làm việc đi. Nhưng làm gì thì làm, hãy dành cho bản thân những khoảng thời gian giải lao, để bạn có thể nhìn lại bản thân, phục hồi sức mạnh để làm việc hiệu quả hơn.
Có nhiều người cố tỏ ra mình là người bận rộn hơn ai hết. Đi làm về, họ lại tiếp tục bận rộn với những việc vặt, linh tinh. Ai hỏi gì, rủ đi đâu thì họ như lập trình sẵn: "Xin lỗi mày, tao bận rồi. Mày đi một mình nhé!" Những người không biết nhìn vào cứ nghĩ đây là những người thành đạt, giàu có nhưng họ không biết đằng sau sự bận rộn đó là dành thời gian cho những việc vô nghĩa, không sắp xếp thời gian hợp lí, không quen với giờ nào việc nấy. Kiểu người này, dành thời gian cho bản thân họ còn không có, lấy đâu ra thời gian cho người khác?
Hãy làm những điều mà bấy lâu nay bạn đang ấp ủ, thực hiện ước mơ nhưng đừng quên dành thời gian với những người thân yêu, những người mà bạn thích. Tôi nghĩ, vào cuối đời, nói đúng hơn là khi cận kề cái chết, tôi có thể sẽ hối hận vì mình đã làm việc chưa đủ chăm chỉ và nói những gì tôi không nên nói, nhưng tôi cũng sẽ không hối hận vì mình đã cố gắng hết sức để hoàn thành công việc, gặp bạn bè và những người tôi muốn gặp, đi du lịch đến những nơi mà trước đây tôi chỉ xem qua màn hình điện thoại hay trên dòng thời gian của người khác, có thể mua những món mình thích và mua quà tặng người thân.
Cuộc sống này quá ngắn ngủi, đừng cố tỏ ra mình bận rộn.
Nguồn: Trí thức trẻ