Những lợi ích khi lập kế hoạch kinh doanh (business planning)

Những lợi ích khi lập kế hoạch kinh doanh (business planning)

Lập kế hoạch kinh doanh là xây dựng chiến lược phát triển của doanh nghiệp bạn trong thời gian tới, hoặc là gần, hoặc là và thường có thể là 1 năm, hoặc 2 năm, nơi đó tập trung tất cả các phân tích đánh giá về doanh nghiệp của bạn tập trung vào các yếu tố

  1. Yếu tố bên ngoài: như tình hình chính trị, các chính sách của chính phủ sắp ban hành hoặc sắp hết hạn có liên quan tới sự phát triển của doanh nghiệp ban, yếu tố thị trường, các yếu tố liên quan tới đối thủ, và sắp là đối thủ hoặc là đối thủ tiềm ẩn của doanh nghiệp bạn
  2. Yếu tố bên trong như tài chình, như sản xuất, sản phẩm, nhân sự,...
shutterstock_130336082.jpg

​Nhưng trong phạm vi bài viết, tôi sẽ tập trung vào các lợi ích mà doanh nghiệp sẽ nhận được khi xây dựng và vận hành kế hoạch kinh doanh (business planning) của mình - các lợi ích của lập kế hoạch kinh doanh xoay quanh các vấn đề quản trị bao gồm

  1. Lập kế hoạch kinh doanh sẽ giúp cho bạn xác định rõ mục tiêu phát triển của doanh nghiệp bạn trong năm tới (gần nhất) và có thể là trong tương lai xa hơn
  2. Nhận được và đánh giá tính khả thi của các ý tưởng phát triển doanh nghiệp của bạn, và như bạn biết đó, trên con đường phát triển của doanh nghiệp luôn phải dựa vào các ý tưởng để phát triển doanh nghiệp của bạn, và chắc chắn là bạn biết rằng các doanh nghiệp lớn hàng đầu thế giới hiện nay đều dựa trên ý tưởng để phát triển
  3. Đánh giá các cơ hội phát triển của doanh nghiệp bạn
  4. Công cụ dùng để điều tiết, quản lý vận hành toàn bộ các hoạt đông trong tương lai của doanh nghiệp, bạn cẩm bảng kế hoạch của doanh nghiệp thì có có thể hình dung ra kịch bản tốt nhất cho doanh nghiêp bạn trong năm tới, và việc còn lại của bạn là quyết tâm triển khai nó
  5. Một lợi ích nữa mà bạn sẽ có được là việc bạn tối ưu hóa toàn bộ nguồn lực của doanh nghiệp bạn, đề ra các phương án làm việc giúp cho sự phối hợp nhịp nhàng hơn rất nhiều bên trong một phòng ban nào đó, và với các phòng ban khác.
  6. Bussiness Planning sẽ là kim chỉ nam cho mọi hoạt động của doanh nghiệp bạn, nó sẽ là thước đó chính cho sự thành công hay thất bại trong từng khoản thời gian của tương lai, giúp cho bạn có cái nhìn sâu sắc hơn về các khoản lệch giữa kế hoạch và thực tế, và đây là điều mang lại kiến thức, kinh nghiệm sâu sắc cho doanh nghiệp bạn trong tương lai nhằm dự phòng các rủi ro xảy ra.
  7. Giảm thiểu rủi ro đến mức thấp nhất cho doanh nghiệp của bạn
  8. Nhận diện và xác định rõ đối thủ cạnh tranh, bao gồm đối thủ trực diện hiện có, đối thủ tiềm ẩn khả năng sẽ phát sinh trong tương lai
  9. Đây là nơi mà các giám đốc, hoặc các trưởng bộ phận quan trọng của doanh nghiệp bạn thi thố tài năng, định hình sự phát triển và nhất là phối kết hợp chặc chẽ giữa các phòng ban này bao gồm tài chính kế toán, sản xuất, thu mua, kho, bán hàng, marketing, nhân sự,...
  10. Và cuối cùng thì business planning là một chương trình hành động chuẩn chỉ nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Với Business planning thì việc lập, đánh giá lựa chọn phương án, triển khai, giám sát và đánh giá là các vấn đề rất căn bản, đòi hỏi bạn phải làm việc thường xuyên liên tục với nó, luôn luôn đánh giá với thực tế phát sinh để có các phương án điều chỉnh hợp lý nhằm đạt được mục tiêu đề ra của business planning. - Một Busienss Planning tốt là một bản kế hoạch mà tất cả các thành viên trong doanh nghiệp đểu hiểu rất rõ về nó và xem nó là mục tiêu hành động của bản thân mình.

Nguồn: BSD

About Author

Dark Swan
Dark Swan

Cập nhật những thông tin bổ ích về kinh doanh và khởi nghiệp ngay tại Blog.lanhdaotaiba.com