Dòng tiền của một dự án là chỉ tiêu phản ánh sự luân chuyển của dòng tiền trong suốt vòng đời dự án. Nó thể hiện tiền mặt thực có ở từng thời điểm bằng cách lấy dòng tiền thực thu (inflow) – dòng tiền thực thu ra (outlow) ở thời điểm đó.
Tại sao phải đánh giá dự án dựa trên dòng tiền?
Bởi nó sẽ phản ánh chính xác hiệu quả tài chính thực của dự án, đảm bảo nguyên tắc tiền tệ có giá trị theo thời gian.
Nguyên lý cơ bản cho việc hoạch định ngân sách vốn
Theo lý thuyết kinh tế: chi phí biên tế của một đơn vị sản phẩm tăng thêm bằng với lợi nhuận biên tế đạt được.
Theo nguyên tắc tối đa hóa lợi nhuận: thu nhập biên tế của một doanh nghiệp là tỷ suất sinh lợi đạt được từ các đầu tư kế tiếp và chi phí biên tế (là chi phí sử dụng vốn biên tế WMCC – chi phí tăng kế tiếp của vốn).
Các nguyên tắc xác định dòng tiền:
- Dòng tiền được đo lường trên cơ sở tăng thêm- Intermental
- Dòng tiền được tính toán trên cơ sở sau thuế
- Chi phí thiệt hại không được tính vào dòng tiền của dự án.
- Giá trị các tài sản sử dụng trong một dự án nên được tính theo các chi phí cơ hội của chúng
- Tất cả các tác động gián tiếp của một dự án phải được xem xét khi đánh giá dòng tiền.
Phân loại dự án đầu tư
- Các dự án đầu tư mở rộng: Khi cơ sở sản xuất hiện tại không đáp ứng đủ nhu cầu, phát triển các sản phẩm mới
- Các dự án thay thế: Thay thế các thiết bị lỗi thời, giảm chi phí sản xuất sản phẩm
- Các dự án phát sinh để đáp ứng các yêu cầu pháp lý, các tiêu chuẩn sức khỏe và an toàn
Hoạch định dòng tiền dự án mở rộng
- Dòng thu: Doanh thu thuần có khuynh hướng tăng nhanh
- Dòng chi: Chi phí hoạt động tăng nhanh, thông thường xuất hiện cơ hội phí, vốn luân chuyển tăng lên
- Hoạch định dòng tiền dự án thay thế
- Dòng thu: Doanh thu thuần có thể tăng như tốc độ tăng ít hoặc không tăng.
Dòng chi: Chi phí hoạt động không đổi hoặc giảm đi, hầu như không xuất hiện cơ bội phí, vốn luân chuyển không đổi hoặc tăng ít.
Phương pháp khấu hao nhanh bổ sung:
Phân loại tài sản thành các nhóm: 6 nhóm tài sản
- Tỷ lệ khấu hao hằng năm đối với mỗi nhóm tài sản theo phương pháp số dư giảm dần và chuyển qua phương pháp khấu hao đường thẳng tại thời điểm tối ưu
- Giá trị thu hồi không được tính
Nhóm tài sản 3,5,7 và 10 năm: hệ số KH nhanh là 200%
- Nhóm tài sản 15, 20 năm: hệ số KH nhanh là 150%
Khấu hao hằng năm = Tỷ lệ MACRS x Nguyên giá
Vốn luân chuyển
- Thay đổi Hàng tồn kho
- Thay đổi Khoản phải thu
- Thay đổi quỹ tiền mặt
VLC = TSNH – Nợ Ngắn hạn
- Vào cuối đời sống của dự án, tất cả khoản đầu tư vào vốn luân chuyển tăng thêm sẽ được thu hồi lại bao gồm cả phần chi tiêu vốn luân chuyển ban đầu xảy ra ở thời điểm 0.
- Sụt giảm trong vốn luân chuyển trong năm cuối của dự án làm tăng dòng tiền thuần trong năm đó, nếu tất cả các nhân tố khác không đổi.
- Không tính thuế từ việc thu hồi vốn luân chuyển.
Đầu tư thuần
Đầu tư thuần (I) của một dự án được định nghĩa là chi tiêu tiền mặt thuần ban đầu của dự án
Dòng tiền hoạt động thuần: là dòng tiền dự kiến phát sinh qua một số năm trong tương lai.
Đầu tư thuần = – Giá trị tài sản sau khi lắp đặt – Gia tăng vốn luân chuyển ban đầu do đầu tư + Dòng tiền thu vào do bán tài sản thay thế ± Thuế phát sinh do bán tài sản cũ
Tính toán dòng tiền hàng năm
Đối với bất kỳ năm nào trong đời sống của một dự án, các dòng tiền này có thể được định nghĩa như sự thay đổi trong thu nhập hoạt động sau thuế – ∆OEAT, cộng với thay đổi trong khấu hao, ∆Dep, trừ đi thay đổi trong đầu tư vốn luân chuyển cần thiết để hỗ trợ cho dự án, ∆NWC:
∆CF = ∆OEAT + ∆Dep – ∆NWC
∆CF = (∆R – ∆O – ∆Dep)(1 – T) + ∆Dep – ∆NWC
∆CF = ∆EBIT(1 – T) + ∆Dep – ∆NWC
Tính toán dòng tiền hàng năm
Dòng tiền vào năm cuối của dự án:
∆NCF = ∆EBIT(1 – T) + ∆Dep – ∆NWC
+ Giá trị thu hồi của tài sản (sau thuế )
Dòng tiền trong mối quan hệ với lạm phát
Lạm phát tác động, làm lãi suất thực trở thành lãi suất danh nghĩa.
Sự không đồng nhất giữa dòng tiền và lãi suất chiết khấu sẽ dẫn đến những sai lầm trong thẩm định dự án đầu tư.
- Chiết khấu dòng tiền thực, chúng ta sẽ dùng lãi suất thực.
- Chiết khấu dòng tiền danh nghĩa chúng ta sẽ dùng lãi suất danh nghĩa.
(1+ rdanh nghĩa) = (1+ rthực) (1+ tỷ lệ lạm phát)
Nguồn: smartrain