Trong cuộc sống, chúng ta luôn có rất nhiều việc cần dùng đến tiền và thường lúc nào cũng cảm thấy bao nhiêu tiền cũng là chưa đủ để chi trả. Từ tiền thế chấp, tín dụng, khoản vay sinh viên hay những thứ khác, chúng có thể leo thang bất cứ lúc nào mà bạn không thể ngờ được.
Vì vậy, để có được những cách quản lý tài chính khôn ngoan nhất, hãy áp dụng 5 bí kíp dưới đây:
1. Nắm rõ nguồn thu chi của mình
Đây là bước đầu tiên và có lẽ cũng là bước quan trọng nhất. Bạn cần phải biết chính xác khoản tiền thu nhập cũng như tiền chi tiêu của mình và cả gia đình là bao nhiêu. Điều này có lẽ hơi phức tạp vì bạn thường xuyên phải ghi chép, tuy nhiên bạn cần phải biết tình hình của bạn lúc này là như thế nào.
Một nguyên tắc rõ ràng là bạn nên chi tiêu ít hơn số tiền mà bạn kiếm được. Bên cạnh việc bạn nên biết được khoản chi tiêu của bạn đi vào đâu, thì cũng có một điều rất quan trọng để biết đó là các thuật ngữ về kế hoạch đầu tư, các khoản thuế, bảo hiểm và nghỉ hưu.
Và một điều quan trọng nữa là phải luôn trung thực với chính mình, chỉ có một người duy nhất bạn có thể lừa dối đó chính là bản thân bạn thôi. Càng trung thực và hợp lý bạn sẽ càng có những quyết định đúng đắn hơn. Hãy nhờ sự giúp đỡ từ bạn bè, hay ba mẹ của bạn nếu họ không phàn nàn về cách quản lý tài chính vô trách nhiệm của bạn.
2. Biết được cái gì cần thuê và cái gì cần mua
Nhiều người không đồng ý về việc không biết nên mua một vật dụng hay đơn giản chỉ cần thuê trong một thời gian dài là xong. Ví dụ như, nếu bạn đang có kế hoạch cho việc thuê một căn nhà để sống với gia đình mình, thì tốt hơn hết bạn nên suy nghĩ về việc mua căn nhà đó vĩnh viễn, và trả nó thông qua tín dụng ngân hàng. Việc thuê mướn có thể chỉ là một giải pháp tốt ngay tại thời điểm đó thôi, còn sau 10 năm ,bạn sẽ phải hối hận khi chỉ thuê nó. Vì số tiền để thuê nhà trong10 năm đó thôi cũng đủ để bạn trả được 70% tiền mua căn nhà này rồi.
Ngược lại, với một cái đĩa DVD thì bạn nên thuê thay vì mua nó. Đừng mù quáng đi mua tất cả những thứ mà bạn cần, có thể sẽ có rất nhiều dịch vụ cung cấp cho bạn những thứ bạn cần và với giá rẻ hơn. Nếu như bạn đang khủng hoảng về kinh tế thì tốt hơn hết bạn nên đến thư viện địa phương để đọc sách thay vì cứ “hốt” bất kì cuốn sách nào bạn thích về nhà. Tuy nhiên, nếu bạn có dự định sử dụng một thứ gì đó lâu dài thì bạn nên mua thì hơn – điều này được gọi là phân tích chi phí, và vì thế mà nghe có vẻ thật khó khăn.
3. Hãy chơi một có chơi có trách nhiệm đó mang tên “ĐẦU TƯ”
Lúc này, hãy nhờ sự trợ giúp từ những chuyên gia về vấn đề tài chính. Bởi tài chính là vấn đề thường nhật trong cuộc sống của chúng ta, và nó phức tạp hơn những gì ta đã tưởng tượng rất nhiều. Việc đầu tư nghe có vẻ như một phép thuật bước ra từ truyện Harry Potter, trong khi thực tế cuộc sống nó cũng có một kết quả cũng khá là tương đương như vậy, và bạn nên thuộc về phe chiến thắng. Bạn càng nắm được nhiều các công cụ quản lý tài chính thì bạn càng có nhiều sự lựa chọn tốt hơn, biết lúc nào nên đầu tư và lúc nào nên rút lui lại.
Đầu tư vào quỹ hưu trí. Bất cứ khi nào bạn nhận được tiền lương thì hãy tích lũy một khoảng tiền nhỏ, sau nhiều năm, đặc biệt là lúc bạn nghỉ hưu hoặc không còn khả năng để làm việc nữa, hoặc trong một trường hợp khẩn cấp, lúc đó bạn đã có sẵn được một khoản tiền rồi.
Nếu bạn thích thú với cổ phần, có quá nhiều lựa chọn cho bạn mà chúng ta không thể đề cập hết được. Đó là lý do tại sao bạn nên tìm cho mình một chuyên gia trong vấn đề này.
Một loại đầu tư khác nữa đó là bảo hiểm. Có nhất nhiều loại bảo hiểm. Bạn có thể đảm bảo bất cứ thứ gì. Bạn sẽ không bao giờ biết được bạn sẽ cần đến một khoản tiền lớn cho một trường hợp bất ngờ nào đó đâu. Thật ra thì không ai thích suy nghĩ đến những chuyện tiêu cực như thế cả nhưng nó thực chất là một phần của cuộc sống. Bảo hiểm nhân thọ sẽ giúp cho gia đình bạn nếu có ai đó trong nhà ra đi đột ngột, còn bảo hiểm y tế sẽ giúp bạn chi trả tiền thuốc men, viện phí. Bảo hiểm nhà ở sẽ hỗ trợ bạn trong một số trường hợp như là rạn nứt nhà cửa, hay thiên tai phá hủy, hoặc thậm chí chả do gì cả.
4. Luôn có tài khoản tiết kiệm
Khi bạn đã khảo sát được nguồn tài chính của mình, và tìm thấy được một khoản tiền dư nào đó, đây là lúc bạn nên lập một tài khoản để tiết kiệm.
Chọn bất cứ ngân hàng nào cũng được, miễn là đừng nhét tiền dưới chân giường ngủ của bạn là được. Điều này sẽ không chỉ mang lại lợi nhuận cho bạn (trong trường hợp nếu bạn gửi tiền tại ngân hàng thì họ sẽ trả tiền lãi cho bạn) mà hơn nữa ngân hàng chính là nơi giữ tiền an toàn nhất, mà tiền thì vẫn luôn thuộc quyền sở hữu của bạn. Thậm chí với một số tiền nhỏ, bạn có thể tích lũy thành rất, rất nhiều tiền qua một vài năm, và nó cũng có thể dễ dàng trở thành ngân quỹ cho việc học đại học của con bạn hay cho những trường hợp khẩn cấp sẽ xảy ra.
Khi đã tạo được một tài khoản tiết kiệm rồi thì ít nhất bạn phải luôn dự phòng khoảng 3 tháng tiền lương của mình trong tài khoản, để phòng trong một số trường hợp như bạn thất nghiệp hoặc trong khoảng thời gian tìm kiếm một công việc khác, thì bạn cũng không cần phải lo làm sao có tiền để sống lúc đó. Một lời khuyên tuyệt vời cho bạn khi tạo một tài khoản tiết kiệm đó là đừng dại mà liên kết giữa tài khoản tiết kiệm với bất kì một thẻ tín dụng nào của mình. Điều này sẽ giúp bạn không bao giờ đụng chạm đến tiền trong tài khoản tiết kiệm khi không thực sự cần đến.
5. Có thêm nguồn thu nhập khác
Bạn thật sự nên kiếm thêm một công việc làm thêm khác. Bạn sẽ nhận được rất nhiều lợi ích từ các việc làm tay trái liên quan đến chuyên môn của mình. Bạn có biết chút gì về tiền Đức hay tiếng Pháp không? Tại sao lại không sử dụng sự hiểu biết của mình và kiếm tiền từ đó?
Bạn cũng có thể bán bất cứ thứ gì bạn không cần sử dụng đến nữa, đó cũng là một cách kiếm tiền. Hãy tạo nên một khu mua sắm, hoặc thậm chí có thể lớn hơn nữa – bán tất cả những thứ mà bạn không cần dùng đến nữa từ năm ngoái hoặc những năm trước nữa trên mạng xã hội hay các trang web cho phép bán hàng online. Đặc biệt là những thứ như áo quần hay các thiết bị điện gia dụng.
Nguồn: cafebiz