Ứng dụng OKR để quản trị hiệu quả mọi mục tiêu trong doanh nghiệp đã được minh chứng bởi thành công của nhiều bộ máy quản lý các tập đoàn hàng đầu thế giới, như Google, Twitter, LinkedIn, Facebook, Microsoft,… Hãy cùng tìm hiểu ngay những ứng dụng của phương pháp OKR trong doanh nghiệp.
1, Thiết kế tổng quát tiến trình chiến lược
Từ việc chia nhỏ một mục tiêu chiến lược lớn thành từ 2 – 5 kết quả cần đạt trong ngắn hạn, mô hình OKR cung cấp cho doanh nghiệp cái nhìn tổng quát về lộ trình công việc. Ứng dụng OKR đơn giản và dễ hiểu, không chỉ giúp các doanh nghiệp dễ dàng thiết kế được tổng quát tiến trình công việc. Mà còn tiết kiệm đáng kể thời gian thiết lập mục tiêu, chiến lược cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp.
2, Xây dựng sợi dây liên kết nội bộ
Thông qua những kết quả then chốt (Key Result) cần đạt trong một khoảng thời gian định sẵn đã được thiết kế cụ thể cho từng cấp, ứng dụng OKR giúp kết nối công việc của các cá nhân và các phòng ban với mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Từ đó, đội ngũ quản trị có thể đảm bảo tất cả nhân viên đều đang có chung một định hướng, giúp doanh nghiệp xây dựng được sợi dây liên kết nội bộ chặt chẽ.
3, Đo lường tiến trình công việc
Key Result chính là các dấu mốc cụ thể đo lường tiến trình công việc. Ứng dụng OKR cho phép doanh nghiệp dễ dàng kiếm tra, thu thập, phân tích các dữ liệu để xác định chính xác vị trí hiện thời trong quá trình phát triển. Từ đó, cung cấp đầy đủ căn cứ thông tin giúp những nhà lãnh đạo đưa ra quyết định đúng đắn và điều chỉnh phù hợp với các yêu cầu đổi mới.
4, Đổi mới các kế hoạch, phương án chiến lược
Thay vì sử dụng một kế hoạch bất biến hàng năm, ứng dụng OKR mang đến cho doanh nghiệp một phương thức tiếp cận vô cùng linh hoạt. Bằng cách chia nhỏ hành trình chiến lược, thiết kế thành từ 2 – 5 kết quả cần đạt trong ngắn hạn, tạo ra các chu kỳ nỗ lực nhanh. Nhờ đó, doanh nghiệp luôn có thể linh hoạt thay đổi để điều chỉnh các phương án chiến lược. Hay nói ngắn gọn, ứng dụng OKR tạo điều kiện cho doanh nghiệp dễ dàng thích nghi và đáp ứng nhanh chóng với mọi yêu cầu thay đổi của thời đại.
5, Xây dựng văn hóa minh bạch
Khi doanh nghiệp ứng dụng OKR, nhân viên sẽ không còn phải hằng ngày bối rối tự hỏi: “Mình sẽ làm gì trong hôm nay?”. Hay cũng không còn chuyện một nhân sự lại phải thực hiện hằng hà sa số các công việc cùng một lúc. Các chỉ số OKR được chia sẻ trong toàn hệ thống doanh nghiệp, giúp mọi người đều thấy rõ được những mục tiêu trọng yếu. Căn cứ vào đó, từng cá nhân sẽ tập trung hơn vào những nhiệm vụ quan trọng nhất của bản thân, hạn chế sa đà vào nhiều công việc kém quan trọng hay không liên quan, gây ảnh hưởng tới sự chú ý vào nhiệm vụ chính.
Thông qua việc chia sẻ thông tin rõ ràng, hỗ trợ doanh nghiệp phân công và đồng bộ những mục tiêu giữa các cá nhân, phòng ban. Ứng dụng OKR đã trở thành nhân tố quyết định trong việc xây dựng một môi trường làm việc mở với nền tảng văn hoá minh bạch, gắn kết mọi nhân viên trong doanh nghiệp.
6, Thúc đẩy nâng cao hiệu quả công việc
Khi ứng dụng OKR trong doanh nghiệp, các mục tiêu (objective) luôn được thiết lập cao hơn ngưỡng năng lực hiện tại. Điều này nhằm mục đích trở thành “đòn bẩy”, thúc đẩy từ tập thể tới mỗi cá nhân không ngừng nỗ lực, nâng cao hiệu quả làm việc, phá vỡ giới hạn khả năng trong hiện tại.
Ứng dụng OKR phân chia một mục tiêu chiến lược lớn thành từ các kết quả cần đạt trong ngắn hạn, tạo ra các chu kỳ nỗ lực nhanh và đòi hỏi quy trình nhẹ nhàng. Mỗi lần đạt được một bước tiến sau khoảng thời gian ngắn cũng đồng nghĩa với việc doanh nghiệp lại có được một xuất phát điểm mới tốt hơn. Từ đó mà việc ứng dụng OKR tiếp thêm động lực và cảm hứng, đưa doanh nghiệp không ngừng vươn tới những đỉnh cao mới.
Nguồn: OOC