Free Cashflow for the firm – FCFF là gì?
Dòng tiền tự do cho doanh nghiệp – FCFF là dòng tiền còn lại sau khi tài trợ cho các dự án ròng có hiệu quả cho doanh nghiệp. Đây là một trong những tiêu chuẩn được sử dụng để so sánh và phân tích sức khoẻ tài chính cũng như là định giá cổ phiếu.
FCFF được phát triển bởi Michael Jensen trong lý thuyết “phân tích chi phí của các đại lý và các doanh nghiệp tiếp quản”.
Có nhiều công thức để xác định dòng tiền tự do, một công thức phổ biến trong số đó là:
FCFF = Dòng tiền từ HĐKD + [chi phí lãi vay x (1 – Thuế suất TNDN)] – Chi phí vốn
Trong đó:
- Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cụ thể là khoản mục “lưu chuyển tiền thuần từ hoạt động kinh doanh”.
- Điều chỉnh lãi suất là [chi phí lãi vay x (1 – Thuế suất thuế TNDN)]
- Chi phí lãi vay là chỉ tiêu trên báo cáo kết quả kinh doanh.
- Thuế suất thuế TNDN hiện hành ở Việt Nam là 20%.
- Chi phí vốn (capex) là chỉ tiêu trên báo cáo lưu chuyển tiền tệ, cụ thể là khoản mục “tiền chi để mua sắm, xây dựng tài sản cố định”.
Các công thức khác gồm:
FCFF = thu nhập ròng + chi phí không dùng tiền + lãi x (1 – thuế suất thuế TNDN) – chi phí vốn – tăng giảm vốn lưu động
FCFF = EBIT x (1 – thuế suất thuế TNDN) + khấu hao – chi phí vốn – tăng giảm vốn lưu động
FCFF = EBITDA x (1 – thuế suất thuế TNDN) + khấu hao x thuế suất thuế TNDN – chi phí vốn – tăng giảm vốn lưu động
Lợi ích của việc sử dụng FCFF
Dòng tiền tự do cho doanh nghiệp – FCFF được cho là chỉ số tài chính quan trọng nhất của giá trị cổ phiếu của doanh nghiệp. Giá của một cổ phiếu được coi là tổng kết của dòng tiền mặt dự kiến của doanh nghiệp trong tương lai. Tuy nhiên, cổ phiếu không phải lúc nào cũng có giá chính xác. Hiểu biết về FCFF của doanh nghiệp cho phép các nhà đầu tư kiểm tra xem một cổ phiếu có đáng giá không. FCFF cũng thể hiện khả năng trả cổ tức của doanh nghiệp, thực hiện mua lại cổ phần hoặc trả nợ. Bất kỳ nhà đầu tư nào muốn đầu tư vào trái phiếu doanh nghiệp hoặc cổ phiếu của doanh nghiệp thì nên kiểm tra FCFF.
Một giá trị FCFF tích cực sẽ chỉ ra rằng doanh nghiệp có tiền mặt còn lại sau khi trừ chi phí. Một giá trị tiêu cực cho thấy rằng doanh nghiệp không tạo ra đủ doanh thu để trang trải các chi phí và hoạt động đầu tư. Trong trường hợp đó, một nhà đầu tư nên đào sâu hơn để đánh giá lý do tại sao điều này xảy ra. Đó có thể là một quyết định có ý thức, như trong các doanh nghiệp công nghệ cao đang có mức tăng trưởng cao nhất, hoặc có thể là tín hiệu của các vấn đề tài chính.
Các vấn đề trong tính toán dòng tiền tự do: FCF, FCFF và FCFE
Có một vài nhầm lẫn khi khái niệm lý thuyết dòng tiền tự do được áp dụng cho các doanh nghiệp thực tế. Khó khăn đầu tiên là chi phí vốn cần thiết để duy trì công việc kinh doanh với một tỷ lệ tăng trưởng không được biết, những doanh nghiệp không báo cáo thông tin đó và có lẽ sẽ không thể xác định bao nhiêu chi phí vốn được cho là để duy trì và bao nhiêu được dùng để mở rộng công việc kinh doanh.
Một cách tiếp cận là để đánh giá dòng tiền tự do bằng cách thừa nhận rằng tất cả chi phí vốn là cần thiết cho việc duy trì tỷ lệ tăng trưởng của doanh nghiệp. Mặc dù có rất ít lý lẽ cho việc sử dụng toàn bộ chi phí, nhưng đó lại là một giải pháp thiết thực cho việc tính toán giả định. Giả thuyết đó cho phép chúng ta đánh giá việc sử dụng dòng tiền tự do được công bố trong báo cáo tài chính.
Một vấn đề khác cho việc tính toán là định nghĩa dòng tiền nào thực sự là dòng tiền tự do. Thông thường chúng ta nghĩ dòng tiền tự do là số tiền còn lại sau khi những chi phí tài chính cần thiết được trả. Một vài người khác lại tính toán dòng tiền tự do trước khi trả những chi phí tài chính, một số khác lại tính toán dòng tiền tự do sau khi đã trả lãi suất và các khoản nợ, và cũng có một vài người lại tính dòng tiền tự do sau khi đã trả lãi suất các khoản nợ và chi trả cổ tức cho cổ đông (giả định rằng cổ tức là một sự cam kết, mặc dù đó không phải là một cam kết hợp pháp).
Không ai có thể có phương pháp trực tiếp để tính toán dòng tiền tự do và những nhà phân tích khác nhau có những cách đánh giá các dòng tiền tự do khác nhau. Vấn đề vẫn là không thể đánh giá dòng tiền tự do của một doanh nghiệp bởi học thuyết, rất nhiều phương pháp khác nhau đã được đưa ra để tính toán dòng chảy tiền tệ.
Một cách đơn giản để bắt đầu với dòng chảy tiền tệ là bắt đầu từ sự hoạt động của doanh nghiệp và sau đó khấu trừ chi phí vốn:
Dòng tiền tự do – Free Cashflow
FCF = Dòng tiền từ HĐKD – Chi phí vốn
Một cách khác để đánh giá dòng tiền tự do là điều chỉnh dòng tiền từ những hoạt động của doanh nghiệp cho việc trả lãi suất sau thuế, thêm số tiền đó để điều chỉnh dòng tiền từ sự hoạt động của doanh nghiệp. Chúng ta tạo ra các sự kiện điều chỉnh bởi vì chúng ta muốn đánh giá bao nhiêu tiền tự do đang hiện hành tới người nắm giữ trái phiếu và người chủ sở hữu:
Dòng tiền tự do cho doanh nghiệp – Free Cashflow for the firm
FCFF = Dòng tiền từ HĐKD + Điều chỉnh lãi suất – Chi phí vốn
Ta có [CP lãi vay x (1 – Thuế suất thuế TNDN)] là điều chỉnh lãi suất.
Chúng ta thường xem xét việc tính toán dòng tiền tự do như là dòng tiền mặt tự do cho doanh nghiệp (FCFF) bởi vì đó là dòng tiền sinh ra từ những người cung cấp vốn.
Vẫn có những cách khác để tính toán dòng tiền tự do, dòng tiền đó như là một dòng tiền được điều chỉnh cho những khoản vay ròng của doanh nghiệp. Nếu chúng ta muốn tập trung những quỹ sẵn có cho người chủ sở hữu, chúng ta không chỉ cần xem xét chi phí vốn, thứ chi phí làm giảm dòng tiền sẵn có cho người sở hữu mà còn cho những khoản tăng lên thông qua việc đi vay, những khoản sẵn có cho người sở hữu.
Dòng tiền tự do cho vốn chủ sở hữu – Free Cash Flow To Equity
FCFE = Dòng tiền từ HĐKD – Chi phí vốn + Các khoản đi vay – Các khoản trả nợ
Định nghĩa về dòng tiền tự do này được bắt đầu với dòng tiền từ sự hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, trừ đi chi phí vốn, cộng thêm vào các khoản vay mới, và trừ đi các khoản dùng để trả nợ.
Chúng ta xem xét định nghĩa này của dòng tiền tự do như là dòng tiền tự do cho vốn chủ sở hữu, FCFE, bởi vì đó là dòng tiền mặt sẵn có của người sở hữu doanh nghiệp.
Nguồn: tôi đầu tư