Biết đọc báo cáo tài chính, CEO sẽ nắm chắc trong tay tình hình hoạt động của doanh nghiệp, đánh giá chính xác hiệu quả kinh doanh, khả năng sử dụng vốn của công ty; nhanh chóng nhận biết những cơ hội kinh doanh hay những rủi ro tiềm ẩn của thị trường… Tuy nhiên, không phải CEO nào cũng có kỹ năng này. Vì vậy, bài viết này sẽ hướng dẫn đọc báo cáo tài chính cho các chủ doanh nghiệp.
Khó khăn CEO thường gặp phải khi đọc báo cáo tài chính
Tôi và một người bạn thành lập công ty cùng một thời điểm. Sau một thời gian dài không gặp, tôi quyết định đến thăm cậu ta xem tình hình kinh doanh như thế nào.
Mở cửa văn phòng, đập vào mắt tôi là đống giấy tờ chất ngất trên mặt bàn, chẳng nhìn thấy bạn đâu để mà chào. Tiến lại gần thì thấy cậu đang gục mặt ngủ từ lúc nào. Tôi lay mãi cậu ta mới tỉnh dậy với đôi mắt lờ đờ, mặt hoảng hốt hỏi mấy giờ, rồi lại cắm mặt vào máy tính với hàng tá sheet số liệu dày đặc. Hóa ra cậu ta đang “đánh vật” với báo cáo tài chính của công ty.
Tôi liền xem cậu ta đang phân tích phần nào, còn vướng mắc gì để tôi giúp. Tôi thắc mắc tại sao các chỉ tiêu phân tích ít thế, chỉ tiêu này quan trọng sao không phân tích, lại còn không so sánh các kỳ báo cáo với nhau nữa. Còn chưa kể cậu chả có cái biểu đồ nào để thể hiện kết quả cuối cùng, chỉ toàn chữ với số nhìn hoa cả mắt. Cậu bạn ngượng ngùng trả lời là nhiều chỉ tiêu quá cậu chẳng biết chọn cái nào để phân tích. Hơn nữa cậu mất rất nhiều thời gian để tính toán, thỉnh thoảng kết quả không khớp thì phải dò tìm rồi chỉnh sửa lại hoàn toàn các phần liên quan. Thế là chẳng còn thời gian và sức lực để làm so sánh hay vẽ biểu đồ nữa.
Thực tình, cậu ấy rất giống tôi của một năm về trước, luôn lo lắng trong các kỳ phân tích báo cáo tài chính. Hồi ấy, tôi như phát điên khi cả ngày ngồi lì trước máy tính và phân tích các con số tưởng không liên quan mà lại cứ móc nối vào nhau. Vì không tạo được một hệ thống tính toán, đâm ra cứ chỉnh sửa một phần là phải làm lại tất cả các phần phía sau.
Tuy nhiên, tôi cũng biết rằng không chỉ mình tôi hay cậu bạn này, mà phần lớn những CEO chưa có nhiều kinh nghiệm, kiến thức tài chính cũng sẽ gặp tình trạng tương tự. Muốn đọc báo cáo tài chính chi tiết, cụ thể, hiệu quả và đúng trọng tâm, chúng tôi cần làm việc với những người có chuyên môn tài chính - kế toán, thậm chí là phải đi tới gặp các chuyên gia để được hướng dẫn, hỗ trợ. Hoặc chí ít, chủ doanh nghiệp chúng tôi phải tham gia các lớp đào tạo cơ bản. Thế nhưng, chi phí cho việc thuê người hay mời chuyên gia lại không hề nhỏ chút nào, mà làm CEO thì quỹ thời gian lại eo hẹp. Thật sự tiến thoái lưỡng nan!
Cách đọc báo cáo tài chính đơn giản, hiệu quả nhanh chóng
Nếu biết đọc báo cáo tài chính, tôi có thể nắm bắt được tình hình, hiệu quả kinh doanh thực tế của doanh nghiệp; sâu sát mọi khía cạnh như: vốn, lợi nhuận, dòng tiền… Từ đó, tôi sẽ có quyết định cân đối chi tiêu cho công ty hợp lý, tối giản chi phí để tối đa lợi nhuận. Ngoài ra, báo cáo tài chính còn dự báo doanh thu hay những chi phí thất thường để cảnh báo rủi ro, lỗ hổng tài chính của doanh nghiệp, giúp tôi hoạch định chiến lược, lên kế hoạch phát triển, đầu tư, hoạt động… phù hợp nhất với công ty; và có phương án dự phòng những rủi ro có thể gặp phải. Vì vậy, dù không có kiến thức tài chính bài bản, tôi cũng cố tìm mọi cách để biết đọc báo cáo tài chính.
Sau khi tham gia một số lớp học mà không hiệu quả, công ty lại không đủ ngân sách thuê chuyên gia, tôi may mắn được một CEO khác giới thiệu và áp dụng “Bộ tài liệu hệ thống hóa quản trị tài chính”. Nhờ có hệ thống phân tích báo cáo tài chính trong bộ tài liệu, tôi chỉ cần một ngày là phân tích xong xuôi các nội dung thay vì cả tuần như trước. Hơn nữa, các kết quả tính toán chuẩn xác đến không ngờ và lại rất dễ dàng để đánh giá thông qua các biểu đồ. Nếu cũng đang trong tình trạng đó, thì CEO đừng chần chừ nữa, hãy áp dụng ngay công cụ hữu ích này để không còn bị “kẹt cứng” khi phải phân tích báo cáo tài chính.
Đây là Bộ tài liệu tôi đã sử dụng: https://tailieutaichinh.com/02