Kinh nghiệm quản lý nhân viên quán cà phê hiệu quả (phần 2)

Kinh nghiệm quản lý nhân viên quán cà phê hiệu quả (phần 2)

Tiếp theo phần 1, tôi chia sẻ thêm mấy điểm chú ý để quản lý nhân viên quán cà phê hiệu quả hơn.

# Chiêu thức thứ tư: tạo dựng cơ sở dữ liệu người xin việc càng nhiều càng tốt.

Với tính chất công việc của quán cà phê có một tỷ lệ lớn là nhân sự mang tính thời vụ - vị trí nhân viên phục vụ là ví dụ. Để tạo thế chủ động trong quản lý nhân sự, người chủ cần có dữ liệu người xin việc để nhanh chóng tuyển dụng khi có nhu cầu. Việc làm này bạn cần làm liên tục 'từ ngày này sang tháng khác', ví dụ đăng tin tuyển dụng, qua kênh nhân viên giới thiệu… tất cả dữ liệu như tên, tuổi, năm sinh, kinh nghiệm, kỹ năng, ngoại hình… cần được ghi chép cẩn thận vào sổ sách hoặc bài bản hơn thì lưu vào phần mềm quản lý thông tin nhân viên.

Ví dụ tại quán cafe của gia đình, tôi đăng tin tuyển dụng liên tục ngay cả khi vào thời điểm đó quán có đầy đủ nhân lực, vì tôi hiểu rất có thể chỉ vài ngày tới thôi quán sẽ thiếu nhân sự vì có bạn nghỉ do nhiều yếu tố khác nhau, mà nguyên nhân gốc rễ vẫn là vì tính chất thời vụ của công việc mà thôi, nó là hiển nhiên nhé. Lúc đó với dữ liệu người xin việc có trong phần mềm, tôi sẽ nhanh chóng tìm được người phù hợp để tuyển dụng.

# Chiêu thức thứ năm: liên minh liên kết, đó có sức mạnh vô địch.

Đây là phương pháp rất ít người chủ quán làm được nhưng tôi đã làm được đấy.

Bản chất là thế này, có những thời điểm quán của bạn dư người hay có dữ liệu người xin việc nhiều nhưng một quán khác thì thiếu người và vào một thời điểm khác thì ngược lại. Vậy tại sao hai quán không liên minh, liên kết để chia sẻ nguồn lực, trợ giúp nhau vào những thời điểm khó khăn về nhân sự và hơn nữa giúp tạo việc làm với thông tin nhân lực bạn có trong tay.

Tuy nhiên, trở ngại lớn nhất khi áp dụng phương pháp này đó chính là “niềm tin” của những người chủ quán. Tôi còn nhớ, tôi gặp gỡ hơn chục người chủ quán để chia sẻ câu chuyện liên minh liên kết này, cuối cùng chỉ có 2 người chủ cam kết hợp tác với tôi. Và lợi ích thực sự vô cùng tốt đẹp cho cả hai quán.

Tôi lưu ý, với phương pháp này bạn tìm quán cà phê liên kết phải thỏa mãn nguyên tắc 'không là đối thủ cạnh tranh trực tiếp nhau'. Đơn giản nhất, là khoảng cách giữa 2 quán hơn 5km là ổn bạn nhé. Khi không là đối thủ trực tiếp của nhau thì tính liên kết dễ dàng được chấp nhận hơn.

Đến đây, nếu bạn cũng có phương pháp quản lý nhân sự quán cafe hiệu quả bạn hãy chia sẻ ở mục bình luận bên dưới để kiến thức được lan tỏa rộng rãi hơn nữa nhé. Cảm ơn bạn.

# Phương pháp thứ 6: tôi gọi là phương pháp chứ không là chiêu thức, vì cái này cần nền tảng về lý thuyết và thực tiễn quản trị mà người doanh chủ cần rèn luyện:

Để quản lý một nhà hàng, quán ăn, quán nhậu hẳn không phải là một việc dễ dàng đối với người quản lý. Mỗi một người quản lý cần phải biết thuyết phục, thu phục lòng người để các nhân viên có thể nghe theo và làm theo cũng như kính trọng người quản lý giúp cho công việc trở nên dễ dàng hơn.

1. Quản lý bằng kỷ luật

Quản lý bằng kỷ luật là cách làm thường thấy ở nhiều công ty/nhà hàng hay các siêu thị. Đây là cách quản lý giúp cho quy trình làm việc của họ trở nên chuyên nghiệp và theo một trật tự nhất định. Hơn nữa, cách quản lý này cũng được nhiều chủ doanh nghiệp, áp dụng làm tiền đề đưa ra nhiều khoản thưởng, phạt hợp lý dành cho nhân viên.

Như đã thấy, ở các nhà hàng, quán ăn, quán nhậu, việc đưa ra các quy định chung, các nguyên tắc cụ thể là điều tuyệt đối hợp lý đặc biệt là các nhà hàng, quán ăn, quán nhậu lớn có lượng khách đông. Từ đó, khách hàng sẽ cảm nhận cũng như hài lòng về sự chuyên nghiệp, nhiệt tình và nguyên tắc của quán. Điều này cần phải được xây dựng một cách hợp lý.

Thực tế, không phải nhà hàng, quán ăn, quán nhậu nào cũng có thể đưa ra các các kỷ luật hoàn hảo nhất. Bởi, mỗi một cách đều cần phải hợp lý dựa vào nhiều yếu tố và quan trọng hơn cả là tinh thần xây dựng nhà hàng, quán ăn, quán nhậu ngày một quy mô và phát triển hơn. Thông qua cách quản lý bằng kỷ luật, người quản lý có thể:

- Xử phạt đối với nhân viên sai phạm với hình phạt phù hợp.
- Rút ra những sai phạm và so sánh được độ nghiêm trọng để sửa sai và rút kinh nghiệm.
- Đưa ra những khoản thưởng nhằm khích lệ tất cả các nhân viên làm đúng bổn phận và trách nhiệm, đạt kết quả tốt của mình.
- Là động lực để các nhân viên khác noi theo và học tập những nhân viên tốt “tấm gương”.

Quản lý không chỉ là dùng mệnh lệnh, quản lý còn cần rất nhiều các yếu tố quan trọng khác.

2. Quản lý theo tình cảm

Có nhiều nơi người ta thường tập trung vào cách quản lý theo kỷ luật. Thế nhưng, cách làm này thường được cho là nghiêm khắc và rập khuôn. Chính vì vậy mà người ta đã tìm ra một phương thức tốt hơn, không cần những quy định hay hình phạt mà thay vào đó là cách quản lý theo tình cảm.

Đã có nhiều doanh nghiệp áp dụng cách làm này khiến nhiều nhân viên cảm thấy tôn trọng hơn và không trở nên ác cảm hay sợ hãi mà vẫn nghiêm túc trong công việc.

Cách quản lý nhà hàng, quán ăn, quán nhậu theo tình cảm, người quản lý phải thường xuyên trao đổi, trò chuyện nắm bắt được tâm tư, hoàn cảnh của từng nhân viên. Đây là kỹ năng cần thiết và quan trọng đối với một người quản lý giỏi. Hơn nữa, để xử lý hay phạt một nhân viên nào, người quản lý cũng cần xác thực , tìm hiểu nhiều yếu tố như: lần vi phạm này là lần thứ bao nhiêu; thái độ của nhân viên đó khi phạm lỗi như thế nào; lý do vì sao nhân viên đó phạm lỗi, là do vô tình hay cố ý; …

Người biết khuyến khích và giúp đỡ nhân viên phát huy khả năng của mình sẽ trở thành người quản lý giỏi

3. Khuyến khích nhân viên phát huy khả năng

Khuyến khích nhân viên để họ phát huy khả năng, làm việc hết mình là cách làm giúp việc kinh doanh của nhà hàng, quán ăn, quán nhậu hay quán cafe kinh doanh thành công.

Một điều chắc chắn rằng, mỗi một nhân viên đều sẽ cảm thấy mình là một thành phần đặc biệt trong cửa hàng chính là việc áp dụng cách quản lý nhà hàng, quán ăn, quán nhậu hiệu quả này.

Theo đó, người quản lý đòi hỏi cần phải giúp nhân viên nắm vững được những tầm nhìn cùng những mục tiêu của nhà hàng và sự đóng góp của nhân viên đối với thành quả chung, hãy khuyến khích họ ngày càng nỗ lực hơn tạo được thiện cảm và giúp bạn sẽ luôn bên cạnh họ. Không nên khiêm tốn khi dành những lời khen cho nhân viên mỗi khi họ làm tốt một việc nào đó. Đối với mỗi nhân viên, việc được khen được coi như một động lực giúp họ càng cố gắng hơn nhiều trong công việc.

Chốt hạ: Mỗi phương pháp quản lý nhân sự đều có ưu và nhược điểm khác nhau. Người quản lý giỏi là biết cách "quản lý theo phương pháp nào phù hợp cho từng thời điểm". Vì vậy, nghề quản lý vừa là bộ môn khoa học vừa là bộ môn nghệ thuật là ở điều đó.

Cre: Cao Trung Hiếu

About Author